Trần Trừ hay Chần Chừ là từ chính xác trong tiếng Việt? Phân tích sẽ giúp bạn hiểu được vì sao chỉ có một từ trong đó đúng. Tìm hiểu ngay!

Bạn đang tìm từ ngữ để thể hiện được sự đắn đo, suy nghĩ, do dự, không thẳng thắn đưa ra 1 quyết định nào đó. Nhưng đăng băn khoăn giữa Trần trừ hay chần chừ. Hãy cùng Dutiktok tìm ra đáp án chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

Trần Trừ hay Chần Chừ
Trần Trừ hay Chần Chừ

Trần Trừ hay Chần Chừ là từ chính xác?

Đáp án: từ chính xác là Chần Chừ.

Bạn hoàn toàn có thể tra cứu từ điển để biết được câu trả lời trên. Dưới đây Antimatter sẽ gúp bạn hiểu rõ vì sao mà Chần Chừ đúng và Tràn Trừ thì là từ sai. Mời bạn xem tiếp…

Chần chừ là gì?

Chần chừ là động từ nói lên sự đắn đo, do dự và chưa có quyết tâm để thực hiện 1 việc nào đó.

– Các từ đồng nghĩa với Chần Chừ là: chần chờ, lần chần, lần khần, ngần ngừ, lừng khừng, do dự,..

– Các từ trái nghĩa với Chần Chừ như: dứt khoát, thanh thoát, lưu loát,..

Ví dụ:

  • Trong công việc, nếu chúng ta không quyết định nhanh gọn mà cứ chần chừ thì sẽ đánh mất cơ hội cho chính bản thân mình.
  • Thằng Kiên bị bệnh nặng nhưng luôn chần chừ đi khám bác sĩ.

Trần trừ là gì?

Trần Trừ là một từ SAI chính tả.

Chúng ta hãy phân tích các tiếng đơn của nó để hiểu được lí do vì sao nhé:

*Nghĩa của “Trần”: bạn có thể hiểu theo những nghĩa sau đây:

  • Là một mặt phẳng nằm ngang phía trên cùng của các toa xe hay gian phòng như trần xe, trần nhà
  • Nói về cõi đời, thế giới mà chúng ta sinh sống: lìa trần, tiên giáng trần, trần gian, trần thế,…
  • Trạng thái con người để lộ nửa phần trên cơ thể hay ở trạng thái không được che bọc, để lộ ra: cởi trần, đầu trần, trần như nhộng,…
  • Sự xấu xa không còn được che đậy nữa mà được vạch trần ra để lộ nguyên tướng: lột trần mặt nạ, vạch trần bộ mặt xấu xa, phơi trần,…
  • Trạng thái nguyên đai nguyên kiện, không có gì đi kèm mà chỉ có độc như thế thôi: ngựa trần, ngủ trần, trần bộ bàn ghế, trần chiếc áo ba lỗ,…

Ví dụ với “Trần”:

  • Con mèo nó nằm ngửa nhìn lên trần nhà với ánh mắt vô hồn.
  • Cô gái ấy đẹp như tiên giáng trần.
  • Giữa trời trưa nắng mà thằng Nam để đầu trần đi thả diều.
  • Cuối cùng, bộ mặt thật xấu xa của nó cũng đã được vạch trần.
  • Ngoài trời tuyết đang rơi, nhà con Tiên nghèo tới nỗi phải ngủ trần giữa mùa đông này.

*Nghĩa của “Trừ”: nói tới phép toán đảo ngược của phép cộng, được bắt đầu bằng 1 số bất kỳ sau đó thêm 1 số khác rồi tiến hành bớt đi đúng số mà chúng ta đã thêm vào. Phép trừ được thể hiện bằng dấu “-“

Khi ghép 2 từ này lại thì hoàn toàn vô nghĩa, để có thể sử dụng thì bạn nên tách chúng ta và ghép với những từ ngữ khác, cụ thể như sau:

Ví dụ với “Trừ”:

  • Cộng là tổng, hiệu là trừ, tích là nhân còn thương là chia.
  • Trong phép toán, ta lấy số bị trừ – số trừ = hiệu.

Như bạn thấy, nếu ghép Trần + Trừ với nhau, theo bạn thì nó có đúng với ý nghĩa mà chúng ta muốn biểu đạt hay không?

Như vậy, câu trả lời sẽ là: Trần + Trừ = VÔ NGHĨA. Nên nó là từ SAI.!

Hậu quả khi nhầm lẫn giữa Trần trừ và chần chừ

Như phân tích ở trên, hai từ Trần trừ thực sự không có nghĩa. Nhiều người hay nhầm lẫn với từ Chần chừ bởi cho rằng chúng có cùng ý nghĩa với nhau.

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lệch, bạn cần phải phân biệt chúng và sử dụng sao cho chính xác nhất. Nếu nhầm lẫn 2 từ này với nhau sẽ gây ra những hậu quả không đáng có, khiến người nghe, người đọc cảm thấy khó chịu.

Nếu mắc lỗi trong 1 thời gian dài sẽ gây ra những tác hại lớn trong việc phát âm chữ tr/ch. Đa số việc sai chính tả này thường diễn ra ở những tỉnh miền Bắc nước ta.

Ví dụ:

  • Nhờ bé Ti làm có 1 việc mà nó cứ trần trừ mãi => câu văn vô nghĩa.

Xem thêm bài khác:

  • Cuống cuồng là gì?
  • Xoay sở hay Xoay xở đúng?
  • Bắt chiếc hay Bắt chước là từ đúng?
  • Mải mê hay Mãi mê?

Thông qua bài viết trên, Dutiktok đã giúp bạn tìm được từ chính xác trong 2 từ Trần trừ hay chần chừ. Đồng thời, một số phân tích cần thiết về từ ngữ không chính xác cũng được mang tới để bạn có thể sử dụng chúng hiệu quả nhất.

Hi vọng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!